Sản phẩm bán chạy
Tin tức nổi bật
Tin tức

Bảng mã lỗi biến tần và cách xử lý đơn giản khi biến tần báo lỗi

Mục lục

     

    Trong quá trình sử dụng, thiết bị biến tần (inverter) có thể sẽ gặp phải một số lỗi và sửa chữa nó là một công việc khá khó khăn nếu không hiểu rõ về thiết bị và các lỗi thường xảy ra. Bảng mã lỗi biến tần dưới đây sẽ giúp chủ sở hữu thiết bị phòng tránh và xử lý được một số lỗi cơ bản.

     

    bảng mã lỗi biến tần

    Bảng mã lỗi biến tần

    Bảng mã lỗi biến tần thường gặp

    Bảng mã lỗi biến tần thường gặp

    Bảng mã lỗi biến tần thường gặp

    Bảng mã lỗi biến tần

     

    Mã mã lỗi biến tâ OUt1, OUt2, OUt3

     

    Mã lỗi OUt1, OUt2, OUt3 là lỗi IGBT các pha U, V, W tương ứng. 

    Nguyên nhân

     

    Một số nguyên nhân có thể dẫn đến lỗi IGBT các pha như:

    • Vấn đề xuất phát từ cấp nguồn biến tần báo lỗi OUT:
      • Mạch board công suất bị lỗi mạch kích
      • Từ board điều khiển bị lỗi.
    • Khi biến tần chạy mới báo lỗi:
      • Module IGBT hỏng.
      • Cách nối đất không đúng.
      • Động cơ bị lỗi nhưng thường rất hiếm xảy ra.
      • Biến tần mất nguồn đột ngột khi đang chạy

    Giải pháp

     

    Khi biến tần xuất hiện lỗi IGBT các pha, bạn có thể thử xử lý theo các cách sau:

    • Thực hiện kiểm tra IGBT.
    • Kiểm tra lại phương thức nối đất xem đã đúng hay chưa.
    • Kiểm tra cáp nối IGBT.

    Tham khảo:

    Giá biến tần bơm nước năng lượng mặt trời

    ► sửa tấm pin năng lượng mặt trời

    Bảng mã lỗi biến tần

    Biến tần xảy ra lỗi là việc khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng

    Mã mã lỗi biến tần: OC1, OC2, OC3

     

    Đây là lỗi quá dòng khi biến tần hoạt động.

    Nguyên nhân

     

    Một số nguyên nhân dẫn đến biến tần bị lỗi quá dòng như: 

    • Nếu biến tần báo lỗi OC1 tức là chưa kết nối với motor có thể bởi những nguyên nhân sau:
      • Module IGBT hỏng.
      • Pha ra chạm đất.
      • Biến tần lỗi từ mạch dòng rò.
    • Nếu biến tần báo lỗi khi đã kết nối với motor thì có thể do:
      • Công suất của biến tần không phù hợp với công suất của motor.
      • Thời gian tăng tốc của biến tần quá ngắn hoặc thông số motor được cài đặt chưa đúng.
      • Thời gian và quá trình tải quá nặng.
      • Motor bị hỏng cách điện hoặc dây nối giữa motor với biến tần bị chạm đất.
      • Biến tần lỗi bị từ mạch dòng rò.

    Giải pháp

     

    Khi biến tần bị lỗi quá dòng, bạn cần:

    • Kiểm tra lại các pha ngõ ra với đất.
    • Kiểm tra lại giá trị dòng điện ngay tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức của thiết bị.
      • Nếu nhận được giá trị dòng điện lớn hơn giá trị dòng định mức biến tần thì cần:
        • Kiểm tra lại công suất biến tần có phù hợp hay không và kiểm tra xem tải có bị kẹt hay không. Thực hiện việc giảm tải rồi thử lại.
        • Tăng thời gian tăng tốc lên cho phù hợp.
        • Autotuning thông số motor và thực hiện thử chọn chế độ điều khiển Sensorless Vector cho thiết bị biến tần đang bị lỗi.
      • Khi ghi nhận được giá trị dòng điện nhỏ hơn giá trị định mức của biến tần:
        • Xem lại motor và dây dẫn. 
        • Dùng một biến tần khác cùng công suất với biến tần cũ để kiểm tra xem có lỗi không để loại trừ.

     

    Mã lỗi OV1, OV2, OV3

     

    Đây là lỗi quá áp khi biến tần hoạt động, điện áp DC BUS vượt ngưỡng 450V với cấp điện áp 220V và vượt ngưỡng 800V với cấp điện áp 380V.

    Nguyên nhân

     

    Một số nguyên nhân dẫn đến biến tần xuất hiện lỗi quá áp khi hoạt động như:

    • Vấn đề xảy ra khi cấp nguồn biến tần:
      • Điện áp nguồn cấp quá cao.
      • Nếu biến tần hiển thị sai điện áp DC BUS phần lớn nguyên nhân là do board công suất bị lỗi.
    • Trường hợp xảy ra lỗi khi biến tần điều khiển các tải có quán tính lớn có thể do:
      • Thời gian thực hiện giảm tốc để ở biến tần quá ngắn.
      • Động cơ biến tần bị các tác động khác đẩy hoặc kéo.
      • Động cơ gặp vấn đề
      • Đường dây kết nối giữa biến tần với động cơ quá dài.

     

    Giải pháp

     

    Khi biến tần gặp lỗi quá áp, bạn có thể xử lý theo một số cách sau:

    • Tiến hành kéo dài thời gian giảm tốc cho phù hợp.
    • Thực hiện Share DC BUS với một thiết bị biến tần khác.
    • Sử dụng điện trở xả kèm theo DBU nếu thiết bị biến tần có công suất lớn.
    • Có thể thực hiện thay thế động cơ phù hợp với hệ số
    • Gắn cuộn kháng cho mỗi 50 mét toàn bộ chiều dài đường dây.

    Bảng mã lỗi biến tần

    Biết bảng mã lỗi biến tần rất quan trọng nếu muốn sửa lỗi cho thiết bị

     

    Mã lỗi UV

     

    Đây là lỗi điện áp DC bus quá thấp dưới ngưỡng cho phép tức dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp 380V.

     

    Nguyên nhân

     

    Một số nguyên nhân dẫn đến lỗi UV như: 

    • Trường hợp biến tần báo lỗi UV1 có thể là do điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần thực hiện chạy kéo tải sẽ gây sụt áp trên DC BUS:
      • Có công suất nguồn cung cấp không đủ.
      • Sử dụng dây dẫn quá nhỏ.
      • Khi dùng chung nguồn điện tải công suất lớn. Quá trình khởi động làm áp sụt.
    • Trường hợp contactor bypass không đóng khi cấp nguồn nên khi có lệnh chạy điện áp DC BUS bị rơi trên điện trở sạc hoặc contactor có đóng nhưng bị rớt khi biến tần có lệnh hoạt động do:
      • Contactor hỏng.
      • Mạch Board nguồn hỏng.
      • Quạt không hoạt động.
      • Board điều khiển hoặc board công suất có vấn đề nhưng nguyên nhân này thường rất hiếm xảy ra.

     

    Giải pháp

     

    Khi biến tần bị lỗi điện áp DC bus quá thấp có thể xử lý theo một số cách sau:

    • Trong trường hợp vấn đề từ điện áp nguồn:
      • Tiến hành tăng công suất nguồn
      • Sử dụng sang loại dây dẫn có tiết diện lớn hơn
      • Sử dụng phương pháp khởi động mềm cho các tải có công suất lớn dùng chung nguồn điện.
    • Trong trường hợp vấn đề đến từ contactor bypass:
      • Nghe thử xem contactor có đóng khi cấp nguồn hay không. Nếu board nguồn hoặc contactor bị hỏng thì sẽ không nghe thấy tiếng đóng
      • Kiểm tra xem contactor có nhả khi có lệnh chạy hay không. Nếu quạt không tiến hành chạy thì lỗi xuất phát từ quạt.

    Bảng mã lỗi biến tần

    Khắc phục lỗi biến tần kịp thời để tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời

     

    Mã mã lỗi biến tần: OL1

     

     

    Đây là lỗi quá tải động cơ: Dòng điện ở ngõ ra của biến tần lớn hơn so với giá trị dòng điện cài đặt.

     

    Nguyên nhân

    • Hoạt động cơ quá tải vì bị kẹt hoặc bị sai công suất hoạt động.
    • Thông số dòng điện động cơ và thông số bảo vệ quá tải động cơ được cài đặt chưa phù hợp.
    • Điện áp nguồn cấp không đủ để cung cấp cho quá trình tải

    Giải pháp

    • Thực hiện giảm tải.
    • Thực hiện kiểm tra lại nguồn điện cung cấp vào
    • Điều chỉnh lại thông số sao cho phù hợp với quy trình biến tần hoạt động.

    Mã lỗi OL2

    Mã lỗi này thể hiện biến tần báo quá tải.

     

    Nguyên nhân

    Biến tần báo lỗi OL2 thông thường là do nguồn BUS :

    • Hoạt động không thể đáp ứng đủ công suất từ biến tần
    • Thông số được cài đặt không phù hợp
    • Quá trình tải quá nặng dẫn đến bị két quá tải hoặc động cơ bị lỗi.

    Giải pháp

    Một số giải pháp khi biến tần gặp lỗi OL2 như:

    • Thay thế biến tần mới với công suất lớn hơn
    • Điều chỉnh lại các thông số của chế độ chạy, đặc tuyến V/F, bù momen, thời gian tăng tốc, dò tốc độ của thiết bị trước khi khởi động và cường độ dòng thắng DC trước khi khởi động và khi dừng,...
    • Tiến hành kiểm tra lại tải khi hoạt động.

    Mã lỗi OL3

    Đây là lỗi biến tần quá tải điện rất thường gặp ở thiết bị biến tần hòa lưới.

    Nguyên nhân

    Nguyên lý hoạt động như relay nhiệt điện tử có thể cài đặt ngưỡng dòng điện báo lỗi và thời gian delay báo lỗi.

    Giải pháp

    Khi thấy biến tần báo lỗi này, bạn cần kiểm tra lại quá trình tải và các thông số cài đặt ngưỡng dòng, đồng thời cần xem thời gian delay báo lỗi.

    Bảng mã lỗi biến tần

    Hy vọng bảng mã lỗi biến tần được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn

     

    Dịch vụ sửa chữa biến tần tại Phúc Nguyễn Solar

     

    Nắm rõ bảng mã lỗi biến tần sẽ giúp các chủ sở hữu thiết bị khắc phục và sửa chữa khi biến tần bị lỗi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, biến tần lại là thiết bị có kết cấu phức tạp. Vậy nên nếu không thể tự xử lý lỗi, các bạn cũng có thể liên hệ với dịch vụ sửa chữa biến tần chuyên nghiệp và uy tín.

     

    Trong số các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa biến tần trên thị trường hiện nay, Phúc Nguyễn là một trong những đơn vị có chất lượng hàng đầu. Với đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, Phúc Nguyễn Solar sẽ giúp quý khách hàng xử lý kịp thời và nhanh chóng mọi vấn đề mà biến tần của bạn đang gặp phải.

    Bảng mã lỗi biến tần

    Dịch vụ sửa biến tần của Phúc Nguyễn Solar uy tín, chất lượng, giá thành phải chăng

     

    Hy vọng những thông tin về bảng mã lỗi biến tần thường gặp mà chúng tôi giới thiệu ở phía trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Hãy liên hệ với Phúc Nguyễn Solar qua số điện thoại 0906 811 933 hoặc 0868 74 88 33 nếu có nhu cầu sửa chữa thiết bị biến tần (inverter) nhé!

     

    Xem thêm:

    Giá pin năng lượng mặt trời poly

    Hệ thống điện mặt trời độc lập

    Bài viết khác
    Hội chợ SNEC 2023

    Hội chợ SNEC 2023

    "Hội nghị - Triển lãm Năng lượng Thông minh và Quang điện Mặt trời Quốc tế (Thượng Hải) lần thứ 16 (2023)"
    Báo giá pin lithium cho năng lượng mặt trời mới nhất tại Phúc Nguyễn Solar

    Báo giá pin lithium cho năng lượng mặt trời mới nhất tại Phúc Nguyễn Solar

    Giá pin lithium cho năng lượng mặt trời bao nhiêu? Hướng dẫn lựa chọn loại pin phù hợp với mỗi công trình.
    Công nghệ Inverter có thực sự tiết kiệm điện cho người dùng không?

    Công nghệ Inverter có thực sự tiết kiệm điện cho người dùng không?

    Nhiều người cho rằng sử dụng công nghệ Inverter sẽ giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Hãy đọc bài viết này để biết...
    Inverter hòa lưới bám tải là gì? Có nên sử dụng hòa lưới bám tải không?

    Inverter hòa lưới bám tải là gì? Có nên sử dụng hòa lưới bám tải không?

    Hòa lưới bám tải là một loại inverter được ưa chuộng hiện nay. Vậy bạn đã biết inverter hòa lưới bám tải là gì chưa?...
    Chi phí đầu tư 1mwp điện mặt trời là bao nhiêu?

    Chi phí đầu tư 1mwp điện mặt trời là bao nhiêu?

    Điện mặt trời 1mwp là sản phẩm dành cho công ty, doanh nghiệp. Vậy chi phí đầu tư 1mwp điện mặt trời là bao nhiêu? Cùng...
    Tác hại của tấm pin năng lượng mặt trời có thể bạn chưa biết và giải pháp khắc phục

    Tác hại của tấm pin năng lượng mặt trời có thể bạn chưa biết và giải pháp khắc phục

    Nhiều người thắc mắc không biết tác hại của tấm pin năng lượng mặt trời là gì? Những thông tin dưới đây do Phúc Nguyễn...
    Facebook
    zalo
    hotline
    0