Sản phẩm bán chạy
Tin tức nổi bật
Blog solar

TÍNH TOÁN LƯU TRỮ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ĐỘC LẬP

Mục lục

    Hệ thống điện mặt trời độc lập tuy có những hạn chế đặc biệt là chi phí lắp đặt rất cao cho phần lưu trữ. Tuy nhiên đối với vùng chưa có điện lưới hoặc phần hệ thống an ninh, báo cháy... cần hoạt dộng 24/24 thì đó là một cách đầu tư thật sự hiệu quả. Phúc Nguyễn Solar gửi đến các bạn phương pháp tính toán lưu trữ (ac-quy) cho hệ thống.

     

    1. Hệ thống điện mặt trời độc lập là gì?

     

    Hệ thống điện mặt trời độc lập có kết cấu và thiết kế phức tạp hơn hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Công suất lắp đặt và công suất lưu trữ phải được tính để toán phù hợp công suất phụ tải và thời gian sử dụng điện của người dùng.

    Khi sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập, các bạn không phải lo lắng bị ảnh hưởng bởi lưới điện quốc gia. Bạn có thể chủ động tự cung, tự cấp điện cho gia đình sử dụng hàng ngày mà không phải trả bất kỳ một loại phí nào. Quả là một đầu tư có lời phải không?

    Cấu tạo của một hệ thống điện mặt trời độc lập bao gồm: 

    • Các tấm pin năng lượng mặt trời( tham khảo: Đại lý pin năng lượng mặt trời tốt nhất).
    • Ắc quy hoặc pin lythyum dùng để tích trữ điện. 
    • Bộ điều khiển sạc nguồn năng lượng mặt trời. 
    • Inverter năng lượng mặt trời 
    • Một số các phụ kiện đi kèm khác như khung, giá đỡ, dây dẫn, CB

     

    2. Tính tổng công suất sử dụng thực tế

     

    Liệt kê tất cả các thiết bị cần sử dụng, tra cứu name place hoặc tham khảo trên internet để biết được công suất tiêu thụ. Khi mất điện bạn chỉ nên dùng cho những thiết bị thật cần, không nên dùng những thiết bị như khi có điện lưới chẳng hạn dùng quạt thay cho máy lạnh, tắt bớt tủ lạnh hay đồ đun nấu bằng điện.

     

    3. Tính công suất bộ kích điện

     

    Nếu thiết bị sử dụng chỉ gồm toàn những thiêt bị điện tử có dòng khởi động nhỏ như màn hình LCD, máy tính, TV, đèn, quạt thì công suất của bộ kích điện nên lớn hơn 1,5 lần tổng công suất thực tế tính ở bước 1. Nếu thiết bị có dòng khởi động lớn như máy lạnh, tủ lạnh, máy in Laser, máy bơm nước năng lượng mặt trời 1hp thì công suất của Inverter tối thiểu phải gấp 2 lần tổng công suất, nếu số lượng thiết bị loại này nhiều có thể cần gấp 2,5 hoặc 3 lần tổng công suất. 

    Kích điện cho hệ thống off-grid

     

    4. Xác định thời gian sử dụng hệ thống

     

    Tuỳ nhu cầu và thực tế số giờ mất điện trong ngày. Tuy nhiên chúng tôi tư vấn nên tính toán thời gian sử dụng cho thật hợp lý và tiết kiệm bởi vì theo tính toán chung, với tổng phụ tải 1000W, cứ mỗi giờ hoạt động thêm bạn sẽ phải đầu tư khoảng 60$-80$ cho hệ thống. 

     

    5. Áp dụng công thức để tính toán bằng một trong các công thức sau:

     

    • Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)
    • Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)
    • Dung lượng của bình ắc quy (AH)
    • Thời gian cần có điện của hệ thống (T)
    • Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): thường là 0,7 hoặc 0,8

     AH = (T * W)/(V * pf)            (1)

    • Dùng công thức (1) để tính tổng dung lượng của ắc quy (AH) nếu xác định trước thời gian sử dụng hệ thống T, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter.

     T = (AH * V * pf)/W               (2)

    • Dùng công thức (2) để tính thời gian hoạt động T của hệ thống nếu biết tổng dung lượng của ắc quy AH, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter (tham khảo: Inverter hòa lưới hàng nào tốt ).

    công suất tiêu thụ thiết bị điện gia dụng

    Công suất một số thiết bị thông dụng

     

    Ví dụ 1: Lựa chọn bộ kích điện và ắc quy để chạy 2 quạt cây, 2 bóng đèn neon 1m20, 1 bộ máy tính, 1 màn hình máy tính LCD 15", 1 modem cho 1 văn phòng dùng khi mất điện mỗi tuần 1 ngày.

    Bước 1: Công suất thực tế = (2*60) + (2*40) + 200 + 35 + 10 = 445W

    Bước 2:  W = 445*1.5 = 667.5W  cần chọn công suất kích điện khoảng 700W, vì vậy nên chọn loại kích điện 1000VA, 24V là phù hợp

    Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng trong 1ngày nhưng nên tính toán hợp lý để nhân viên văn phòng làm khoảng T = 6h cho ngày mất điện (nghỉ trưa dài hơn, chiều về sớm hơn 1 chút).

    Bước 4: Dung lượng ắc quy tính theo công thức 1 là:

    • Theo công suất thực tế: AH = (6*445)/(24*0.7) = 158Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 2 ắc quy 150Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
    • Theo công suất đỉnh: AH = (6*700)/(24*0.7) = 250Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 2 ắc quy 250Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.

    Vậy lựa chọn mua ắc quy thế nào cho phù hợp? Nếu bạn sử dụng đúng công suất thực tế của thiết bị và chắc chắn dùng dưới 6h/ngày thì chỉ cần 2 ắc quy 150Ah, con nếu muốn dùng phát sinh thêm vài thiết bị nữa thì nên chọn 2 ắc quy loại 250Ah để đảm bảo không bị quá tải.

     

    Ví dụ 2: EVN thông báo tháng này mất điện mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 1/2 ngày buổi sáng hoặc chiều.Tính toán lựa chọn bộ kích điện và ắc quy để chay 2 quạt cây, 1 bóng đèn neon 1m20, 1 TV LCD 32", 1 máy lạnh 1HP (chỉ dùng 2h cuối buổi sáng hoặc đầu buổi chiều khi trời nóng nhất).

    Bước 1: Công suất thực tế = (2*60) + 40 + 80+ 750 = 990W

    Bước 2:  W = 990*2 = 1980W  (cần chọn công suất kích điện gấp 2 lần công suất thực tế) tức là khoảng 2000W, vì vậy nên chọn loại kích điện 2500VA, 48V là phù hợp

    Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng 1/2 ngày (4h), riêng máy lạnh chỉ sử dụng 2h nên có thể quy đổi như sau T = 2.5h

    Bước 4: Dung lượng ắc quy tính theo công thức 1 là A

    • Theo công suất thực tế: H = (2.5*990)/(48*0.7) = 73.6 Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 75Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
    • Theo công suất đỉnh: H = (2.5*1980)/(48*0.7) = 144Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 150Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.

    Vậy lựa chọn mua ắc quy thế nào cho phù hợp? Nếu bạn sử dụng đúng công suất thực tế của thiết bị và dùng thời gian hạn chế nhất là máy lạnh thì chỉ cần 4 ắc quy 75Ah, còn nếu muốn dùng phát sinh thêm vài thiết bị nữa hoặc máy lạnh dùng thoải mái hơn 2h/ngày thì nên chọn 4 ắc quy loại 150Ah để đảm bảo không bị quá tải.

    Ắc quy là thành phần quan trọng trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ!

     

    Trên là cách tính toàn những thông số quan trong trong hệ thống điện mặt trời độc lập, ngoải ra chúng tôi cũng nói thêm một chút về hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Mong rằng những thông tin trên có thể hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc khác liên quan đến điện mặt trời xin liên hệ với chúng tôi qua:

     

    Thông tin liên hệ:

    CÔNG TY TNHH PHÚC NGUYỄN SOLAR 

    Địa chỉ: 289 Nguyễn Đức Thuận, Tổ 85 khu 6, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

    Điện thoại: 0906 811 933 

    Hotline: 0868 748 833 

    Email: longnguyen@pnsolar.vn  - sale@phucnguyensolar.com 

    Website: https://phucnguyensolar.com/

     

    Bài viết khác
    Tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời có lưu trữ

    Tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời có lưu trữ

    Làm sao lắp đặt một hệ thống ổn định, mang lại tính kinh tế cho gia đình sử dụng năng lượng mặt trời có lưu tr...
    Hướng dẫn lắp và cài đặt Inverter Hybrid Deye

    Hướng dẫn lắp và cài đặt Inverter Hybrid Deye

    Bài viết sẽ hỗ trợ quý khách hàng, các bạn kỹ thuật nắm được một số phương pháp cơ bản trong lắp đặt và vận...
    Tìm hiểu về biến tần Inverter Huawei Sun2000

    Tìm hiểu về biến tần Inverter Huawei Sun2000

    Inverter Huawei Sun2000 là thiết bị biến tần năng lượng mặt trời được ưa chuộng bậc nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu...
    ĐIỆN MẶT TRỜI KẾT HỢP NÔNG NGHIỆP

    ĐIỆN MẶT TRỜI KẾT HỢP NÔNG NGHIỆP

    Hiện nay, rất nhiều trang trại đã chuyển sang sử dụng nguồn điện “sạch” này nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và...
    CÓ NÊN LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI GIÁ RẺ?

    CÓ NÊN LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI GIÁ RẺ?

    Hiện chỉ cần bỏ ra 10tr/kwp là bạn đã có thể sở hữu một hệ thống điện mặt trời nhưng không biết sản lượng và...
    NHỮNG ĐỘT PHÁ NÂNG CAO CÔNG SUẤT TẤM PIN TRONG NĂM 2020

    NHỮNG ĐỘT PHÁ NÂNG CAO CÔNG SUẤT TẤM PIN TRONG NĂM 2020

    Hafl-cut cell, PERC ( Passivated Emitter and Rear Cell ), Black silicon, Double Glass, Multi-Busbar (MBB)
    Facebook
    zalo
    hotline
    0