I. Tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Pin năng lượng mặt trời (NLMT), hay còn gọi là tấm pin mặt trời, là thiết bị chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng thông qua hiệu ứng quang điện. Cấu tạo để làm nên một tấm pin năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn bao gồm:
- Kính cường lực: bảo vệ tế bào quang điện khỏi các tác động bên ngoài
- Khung nhôm: bảo vệ và cố định các thành phần bên trong.
- Lớp màng EVA: giúp liên kết các tế bào quang điện lại với nhau và giúp bảo vệ các tế bào quang điện khỏi tác động của nhiệt độ
- Tế bào quang điện ( Solar Cells ): chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
- Tấm nền pin: lớp cách điện, cách nhiệt, chống ẩm và bảo vệ tấm pin khỏi các tác động vật lý khác.
- Hộp đấu dây ( Junction Box ): là điểm tập trung tất cả những kết nối của tế bào quang điện, bảo vệ những điểm kết nối này khỏi hơi ẩm, bụi bẩn, là nơi chứa dây cáp dẫn điện và kết nối giữa những tấm pin với nhau.
II. Các loại pin năng lượng mặt trời trên thị trường hiện nay
Hiện nay có 3 loại pin năng lượng mặt trời phổ biến trên thị trường, bao gồm:
1. Pin đơn tinh thể (Monocrystalline - Mono):
-
Cấu tạo: Được làm từ silic đơn tinh thể, tinh khiết.
-
Hiệu suất: Cao nhất trong các loại pin mặt trời, thường từ 15-20%.
-
Ưu điểm: Hiệu suất cao, tuổi thọ dài.
-
Nhược điểm: Giá thành cao hơn các loại còn lại
2. Pin đa tinh thể (Polycrystalline - Poly)
-
Cấu tạo: Được làm từ nhiều tinh thể silic nhỏ ghép lại.
-
Hiệu suất: Thấp hơn pin đơn tinh thể, thường từ 13-16%.
-
Ưu điểm: Giá thành phải chăng hơn, dễ sản xuất.
-
Nhược điểm: Hiệu suất thấp hơn pin đơn tinh thể
3. Pin màng mỏng ( Thin Film )
-
Cấu tạo: Được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như Cadmium Telluride (CdTe) hoặc Copper Indium Gallium Selenide (CIGS).
-
Hiệu suất: Thấp nhất trong ba loại, thường từ 10-12%.
-
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, linh hoạt, có thể lắp đặt trên nhiều bề mặt khác nhau.
-
Nhược điểm: Hiệu suất thấp, tuổi thọ ngắn nhất trong các dòng pin
Ngoài ra còn một số loại pin năng lượng mặt trời, nhưng chưa phổ biến tại Việt Nam như:
1. Pin năng lượng mặt trời BIPV (Building-Integrated Photovoltaics)
-
Cấu tạo: Tích hợp vào cấu trúc của tòa nhà, chẳng hạn như mái nhà hoặc cửa sổ.
-
Ưu điểm: Tối ưu hóa không gian sử dụng, giảm thiểu chi phí lắp đặt.
-
Nhược điểm: Chi phí cao và yêu cầu thiết kế đặc biệt.
-
Ứng dụng: Phù hợp cho các tòa nhà thương mại và dân dụng hiện đại.
2. Pin năng lượng mặt trời PERC (Passivated Emitter and Rear Cell)
-
Cấu tạo: Là phiên bản cải tiến của pin đơn tinh thể, với lớp phủ giúp giảm thiểu sự phản xạ ánh sáng.
-
Ưu điểm: Hiệu suất cao hơn so với pin đơn tinh thể truyền thống, thường từ 20-24%.
-
Nhược điểm: Chi phí sản xuất cao hơn.
-
Ứng dụng: Thích hợp cho các dự án năng lượng lớn và những nơi cần hiệu suất tối đa.
III/. Đơn vị cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời:
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các dòng tấm pin năng lượng mặt trời trên thị trường uy tín hiện nay như Powertech, Việt Nam Solar,.v.v. Với các dải công suất đa dạng
Tại khu vực phía nam, Phúc Nguyễn Solar cũng là đơn vị cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời của các hãng nổi tiếng trên thị trường hiện nay như Astronergy, Longi, Aiko, Jinko,... với giá cả cực kì ưu đãi.
Qua bài viết trên, Phúc Nguyễn Solar muốn chia sẻ đến quý khách hàng đặc điểm, cấu tạo, ưu nhược điểm của từng loại tấm pin để quý khách có thể cân nhắc lựa chọn tấm pin cho hệ thống gia đình mình. Chúng tôi khuyến cáo khách hàng không nên lắp những tấm pin không có xuất xứ, chứng từ rõ ràng đang tràn lan trên thị trường hiện nay.