Blog solar

CÔNG NGHỆ HALF-CUT CELL TẤM PIN QUANG ĐIỆN LÀ GÌ?

Mục lục

    Half Cells - công nghệ mới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.

     

    1/ Hafl-cut cell là gì ?

    Hafl-cut cell sử dụng phương pháp cắt cell truyền thống ra hai phần bằng nhau thông qua tia laser. Kỹ thuật này giúp tăng một phần hiệu suất so với tấm pin truyền thống. Các cell kết nối lại với nhau tạo nên một tấm pin hoàn chỉnh.

     

    2/ Ưu điểm vượt trội

    - Giảm tổn hao của tấm pin.

    - Trên bề mặt tấm pin chúng ta nhìn thấy các vệt kim loại sáng bóng. Chúng được gọi tên là Busbar. Busbar có nhiệm vụ dẫn dòng các electron thu thập được từ trên các cell về Juntion box. Vì bản thân Busbar tồn tại điện trở, do đó khi dòng điện chạy trên các busbar sẽ gây ra tổn hao.

    - Việc cắt đôi cell giúp dòng diện chạy trên các busbar giảm xuống một nửa. Theo công thức tính tổn hao : P= Ix R . Khi I giảm xuống một nửa sẽ giúp giảm được 4 lần tổn hao. Điều này giúp công suất tấm pin tăng lên khoảng 3% so với tấm pin truyền thống.

    VD: Tấm pin có thể tăng hiệu suất tấm pin từ 18% lên 18.5%. Về mặt điện áp, công suất tấm pin tăng từ 300 lên 309W.

                                                             cấu tạo pin mặt trời

     

     

     

     

    3/ Phân tích sâu hơn về tấm pin

    Tấm pin thông thường gồm 60 cell (V= 0.5V) được mắc nối tiếp lại với nhau. Theo cách kết nối này, tấm pin sẽ có điện áp là 30V.

    Các cell được chia làm 3 string. Trong khi đó tấm pin hafl-cell là 6 string.

    Nếu tấm pin Hafl-cell được mắc nối tiếp tương tự theo sơ đồ cũ. Điện áp của tấm pin sẽ tăng lên gấp đôi và dòng điện giảm xuống 1/2.

                                        

     

    Do đó để giúp tấm pin Hafl-cell hoạt động như các tấm pin thông thường, chúng cần chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 60 cell. Hai nhóm này sẽ được mắc song song với nhau. Lúc này điện áp của tấm pin sẽ trở về 30V.

                                         cấu tạo pin half cells

    4/ Khả năng hoạt động tối ưu khi bị che bóng

    Cell của tấm pin thông thường được mắc nối tiếp lại với nhau. Theo nguyên lý này nếu một cell bị che bóng sẽ khiến tất cả tấm pin bị suy giảm công suất. Do đó nhà sản xuất chia các cell mắc nối tiếp thành 3 dãy và sử dụng 3 diode để tách dãy cell bị che bóng. Các dãy còn lại sẽ không bị ảnh hưởng.

                                           cấu tạo pin half cut cells           

    Nếu một cell bị che bóng thì công suất của tấm pin chỉ bị giảm đi 1/3. Với tấm pin hafl-cut cell, vì các cell đươc cắt đôi ra nên tổng số cell sẽ lên đến 120 cell. Khi kết nối các cell lại chúng sẽ được chia làm 6 dãy. 1 cell che bóng chỉ gây suy giảm 1/6 công suất tấm pin.

                                           Cấu tạo pin half cut cells

    5/ Lịch sử phát triển của tấm pin Hafl-cut cell
    Tấm pin Hafl-cut cell được ông lớn REC solar giới thiệu vào năm 2014.

    Sau đó các nhà sản xuất khác như Trina Solar, JinkoSolar và LONGi Solar lần lượt ra mắt cũng như mở rộng các dây chuyền sản xuất Hafl-cut cell của họ cho đến tận hôm nay. Điều thú vị hơn nó cũng không khác biệt nhiều về quy trình sản xuất.

     

    Bài viết khác
    So Sánh Hệ Điện Mặt Trời 3kW Độc Lập và Hòa Lưới – Giải Pháp Nào Phù Hợp?

    So Sánh Hệ Điện Mặt Trời 3kW Độc Lập và Hòa Lưới – Giải Pháp Nào Phù Hợp?

    Tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm giữa hệ thống điện mặt trời 3kW độc lập và hòa lưới. Đâu là lựa chọn tối ưu...
    Điện Tăng Giá 2025 – Đã Đến Lúc Lắp Đặt Điện Mặt Trời

    Điện Tăng Giá 2025 – Đã Đến Lúc Lắp Đặt Điện Mặt Trời

    Giá điện tăng 4,8% từ tháng 5/2025 khiến chi phí sinh hoạt và sản xuất tăng cao. Giải pháp nào để tiết kiệm? Khám phá hệ...
    Nên Lắp Hệ Thống Điện Mặt Trời 3kW Hòa Lưới Hay Có Lưu Trữ? | Phúc Nguyễn Solar

    Nên Lắp Hệ Thống Điện Mặt Trời 3kW Hòa Lưới Hay Có Lưu Trữ? | Phúc Nguyễn Solar

    Phân tích chi tiết ưu – nhược điểm hệ thống điện mặt trời 3kW hòa lưới và có lưu trữ. Cập nhật chi phí mới nhất....
    Đừng Lắp Điện Mặt Trời Nếu Chưa Biết 5 Sự Thật Này!

    Đừng Lắp Điện Mặt Trời Nếu Chưa Biết 5 Sự Thật Này!

    Rất nhiều người đã lắp sai hệ thống điện mặt trời ngay từ đầu và tốn hàng chục triệu. Đây là 5 sai lầm phổ biến...
    Hệ thống điện mặt trời độc lập 5kW – Cấu hình, vận hành và lưu ý kỹ thuật

    Hệ thống điện mặt trời độc lập 5kW – Cấu hình, vận hành và lưu ý kỹ thuật

    Phân tích chuyên sâu hệ thống điện mặt trời độc lập 5kW: nguyên lý, cấu hình chuẩn, cách tính công suất và các lưu ý...
    Tự Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời: Cơ Hội và Rủi Ro Cần Biết

    Tự Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời: Cơ Hội và Rủi Ro Cần Biết

    Tự lắp điện mặt trời giúp tiết kiệm nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn nếu thiếu chuyên môn. Phân tích chi tiết về kỹ thuật,...
    Facebook
    zalo
    hotline
    0