Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ được sử dụng phổ biến ở nhiều gia đình, nông trại, biển đảo... Hệ thống điện hòa lưới có lưu trữ là gì? điểm khác biệt giữa hệ thống điện mặt trời lưu trữ và hệ thống điện mặc trời độc lập? Giải pháp này có thực sự hiệu quả trong việc tiết kiệm điện năng và chi phí? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Phúc Nguyễn Solar nhé.
1. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ hoạt động như thế nào?
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ
► Điện năng lượng mặt trời là một hệ thống sử dụng những tấm pin mặt trời để hấp thụ các dòng bức xạ điện tử xuất phát từ mặt trời sau đó biến đổi thành điện năng. Điện năng thu được từ pin mặt trời sẽ được đưa xuống bộ biến đổi inverter. Ở đây, dòng điện một chiều sẽ được biến đổi thành dòng điện xoay chiều và cung cấp cho tải tiêu thụ điện.
► Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ sử dụng các tấm pin và nhiều máy móc khác để vận hành. Nó có thể hoạt động khi không có điện lưới. Cụ thể, để biết được cách thức hoạt động của toàn hệ thống điện mặt trời có lưu trữ, tôi khuyên bạn cũng nên tìm hiểu thêm về nguyên lý inverter hòa lưới nhé
Hệ thống điện mặt trời có dự trữ, bao gồm ắc quy, pin sạc để tích trữ khi mất điện lưới. Chúng có công suất tùy thuộc vào nhu cầu và thời gian sử dụng của khách hàng. Thành phần cấu tạo Hybrid gồm:
- Các tấm pin năng lượng mặt trời: Có vai trò hấp thụ NLMT. Phúc Nguyễn lựa chọn những tấm pin có thương hiệu uy tín để lắp đặt cho toàn hệ thống mặt trời để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Inverter hybrid: Có vai trò chuyển đổi dòng điện DC sang AC và tiến hành sạc cho ắc quy. Và nếu mất điện, inverter hòa lưới có lưu trữ sẽ lấy nguồn điện lưu trữ trong bình ắc quy rồi chuyển thành dòng điện AC cung cấp năng lượng cho thiết bị sử dụng.
- Bình lưu trữ: Đây là thiết bị phải sử dụng chuyên dụng cho phép nạp, xả sâu và đem lại khả năng lưu trữ lâu.
- Tủ điện và các vật tư điện
- Đồng hồ đo điện
- Các vật tư lắp đặt: Kẹp pin, rail...
- Jack MC4 và dây cáp điện
2. Lợi ích của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ
Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện cao khiến hóa đơn hàng tháng ngày càng tăng . Hệ thống điện lưới quốc gia có thể làm việc quá tải vào những tháng cao điểm. Nguồn điện này chủ yếu từ nước, than,... Quá trình này có thể tạo ra khí thải cho môi trường.
Để giải quyết vấn đề kinh tế và môi trường, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hệ thống điện hòa lưới có lưu trữ để mang lại những lợi ích sau đây:
- Điện mặt trời được dữ trữ và sử dụng khi mất điện lưới, sử dụng vào ban đêm. Như vậy, bạn sẽ không cần lo lắng vấn đề mất điện nữa.
- Nguồn dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu cho cả gia đình. Do đó, chi phi cho hóa đơn điện lưới được giảm đáng kể. Bạn cũng có thể bán điện dư thừa cho điện lưới quốc gia để có thêm nguồn thu nhập.
- Giá điện quốc gia luôn tăng mỗi năm và được áp dụng theo cấp số. Vì vậy, sử dụng các nhiều đơn giá sẽ càng lớn. Với hệ thống tạo điện năng bằng ánh ánh nắng mặt trời, gia đình bạn sẽ không cần băn khoăn đến giá cả nữa.
- Hệ thống này sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên. Nó giúp giảm thải khí độc ra môi trường. Do vậy, hệ thống này được đánh giá là an toàn và thân thiện với môi trường.
Hình minh họa hệ thống điện hòa lưới có lưu trữ
Tham khảo: Báo giá hệ thống điện mặt trời độc lập
3. Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ - Đầu tư 1 lần, lợi ích dài lâu
Để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ cần tiêu tốn từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Điều này còn tùy thuộc vào công suất, loại lưu trữ, vị trí, khu vực, phạm vi,... Bạn có thể xác định qua hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Chẳng hạn như:
- Hóa đơn tiền điện mỗi tháng dưới 1 triệu, sử dụng bộ hòa lưới điện mặt trời 3kW
- Hóa đơn tiền điện mỗi tháng từ 1 triệu đến dưới 2 triệu, bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời 7kW
- Hóa đơn tiền điện mỗi tháng từ 2 triệu đến 2 triệu rưỡi, bộ hòa lưới công suất 10kW là phù hợp với gia đình bạn
Mặc dù nhiều người cho rằng, chi phí để có được hệ thống này rất đắt. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng bền bỉ trong ít nhất 30 năm. So với những chi phí điện hàng tháng phải trả, thì con số được đề cập ở trên là mức đầu tư hợp lý.
Hệ thống điện hòa lưới có lưu trữ
4. Những câu hỏi thường gặp khi lắp điện năng lượng mặt trời hòa lưới có dự trữ
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có dự trữ đang nhận được nhiều sự quan tâm của hộ gia đình, doanh nghiệp, văn phòng,... trên các diễn đàn. Dự đoán đây sẽ là xu thế trong tương lai, bùng nổ trong năm 2021. Dưới đây là một số câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất.
4.1. Những nơi nào nên lắp đặt điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ?
Điện mặt trời hòa lưới có lưu nên được lắp đặt ở nhiều nơi khác nhau như nhà dân có mức tiêu thụ điện cao, hộ kinh doanh, các cơ quan, nhà xưởng cần nguồn điện 24/24 để lưu trữ thông tin, giám sát... Tùy vào công suất sử dụng mà chi phí tăng lên.
4.2. Hệ thống bảo hành bao lâu?
Một hệ thống điện mặt trời sử dụng rất nhiều linh kiện và phụ kiện khác nhau. Chúng được sản xuất từ những chất liệu bền bỉ nhất với tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Chế độ bảo hành của hệ thống tùy thuộc vào từng hạng mục và chủng loại vật tư lắp đặt.
Ví dụ: Bộ lưu trữ axit chỉ bảo hành 1-2 năm, bộ lưu trữ lythyum bảo hành 5 - 10 năm.
4.3. Chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Hệ thống điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng “xanh”. Như vậy, chúng có thể hoạt động mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Hệ thống điện hòa lưới an toàn
4.4. Khuyết điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ là gì?
Sở hữu nhiều ưu điểm nhưng hệ thống điện mặt trời hòa lưới có ắc quy cũng tồn tại một số nhược điểm như giá thành cao, bộ lưu trữ điện khá lớn và chiếm nhiều diện tích, nguy hiểm nếu sử dụng bộ lưu trữ không đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, đây có lẽ không là trở ngại quá lớn của sản phẩm này.
Vậy hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ thì sao, nó hoạt động thế nào, nó có đáng sử dụng không? Tham khảo ngay: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
4.5. Cách tính toán và lựa chọn hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ như thế nào?
Đầu tiên, bạn phải tính Watt-hour thiết bị điện sử dụng mỗi ngày. Tổng số thiết bị điện Watt-hour này chính là toàn tải sử dụng hàng ngày. Sau đó nhân với hệ số an toàn 1.4.
Ví dụ như sau: Trong nhà có mức tiêu thụ các thiết bị như sau:
- Quạt bàn: 3 cái (55W/cái) sử dụng 5h/ngày.
- Máy tính xách tay: 1 cái (90W/cái) sử dụng 8h/ngày
- Bóng đèn 1m2 không tăng phô: 5 cái ( 36W/bóng ) sử dụng 4h/ngày.
- Tủ lạnh 120L: 1 cái, sử dụng 24/24 tiêu thụ 2.000W trong 1 ngày đêm
Từ các thiết bị trên, ta có thể dễ dàng tính tổng công suất sử dụng (ký hiệu Pt) 1 ngày như sau: Pt = 3*55*5 + 1*90*8 + 36*5*4 + 2.000 = 4,265KW. Công suất an toàn tính toán với hệ số an toàn 1.4: Pa = 4,265 * 1.4 = 5,971KW. Như vậy, hệ thống điện năng lượng cần lắp đặt phải đáp ứng công suất trong ngày là 6kW.
4.6. Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ giá lắp đặt như thế nào?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Do đó, đây là môi trường có tính cạnh tranh cao. Tùy vào từng đơn vị và chất liệu của hệ thống mà giá thành sẽ dao động từ 50 triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc về hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ. Để tìm hiểu thêm về giá thành và đặt hàng, mời bạn đọc tham khảo tại Phúc Nguyễn Solar theo những cách sau:
CÔNG TY TNHH PHÚC NGUYỄN SOLAR
Địa chỉ: 289 Nguyễn Đức Thuận, tổ 85 khu 6, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0906 811 933 - 0868 74 88 33
Email: longnguyen@pnsolar.vn
Email: sale@phucnguyensolar.com
Website: www.phucnguyensolar.com