Sản phẩm bán chạy
Giải pháp

GIẢI PHÁP HÒA LƯỚI BÁM TẢI - GIẢM TIÊU THỤ ĐIỆN VÀO BAN NGÀY

Mục lục

     

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới được ứng dụng phổ biến ở hộ gia đình, nhà xưởng, trường học và cả bệnh viện. Sản phẩm này được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất điện, bền bỉ và góp phần bảo vệ môi trường. Cùng Phúc Nguyễn Solar tìm hiểu chi tiết về hệ thống điện mặt trời hòa lưới trong bài viết dưới đây!

     

    1. Điện mặt trời hòa lưới là gì? 

     

    Điện năng lượng mặt trời hòa lưới là gì? Điện mặt trời là nguồn điện sạch, được chuyển đổi từ bức xạ mặt trờ dựa vào cơ chế quang điện. So với thủy điện hay nhiệt điện thì điện mặt trời đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế và giảm thiểu khí thải cho môi trường. Do đó, việc khai thác nguồn điện này được đánh giá là một giải pháp tối ưu khi nó giải quyết được nhiều vấn đề bất cập hiện nay.

     

    Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới (hay còn gọi là điện năng lượng mặt trời hòa lưới) là một trong những giải pháp được người khách hàng/ doanh nghiệp lựa chọn, hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới là giải pháp tiết kiệm điện năng với ưu điểm nổi bật là tối ưu lợi ích kinh tế và giúp phần giảm thải khí CO2 vào môi trường.


    Hệ thống hòa lưới không dự trữ chỉ hoạt động khi có điện lưới và sẽ dừng hoạt động trong trường hợp mất điện để đảm bảo an toàn cho lưới điện. Hệ thống này dùng cho các khu vực có điện lưới ổn định với mục đích tiết kiệm chi phí.

     

    Nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời hòa lưới

     

    • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là gì? Sử dụng các tấm pin quang điện để hấp thụ ánh nắng, chuyển nó thành dòng một chiều DC. Sau khi quá Inverter, dòng DC được chuyển thành dòng xoay chiều AC và cung cấp cho tải tiêu thụ điện.
    • Bộ hòa lưới điện mặt trời giúp cho dòng điện sạch có thể hòa vào điện lưới quốc gia. Do đó, không chỉ tiết kiệm chi phí cho hóa đơn điện mỗi tháng, hệ thống này còn giúp người sử dụng có thể có thêm khoản thu nhập khi bán điện năng cho EVN. 
    • Chi phí để lắp đặt bộ hòa lưới điện mặt trời dao động từ vài chục triệu cho đến hơn trăm triệu đồng. Thông thường, hệ thống này được sản xuất với công suất 3kW, 5kW, 7kW và 10kW. Mỗi công xuất cũng sẽ cho sản lượng tương đương nếu đạt đủ điều kiện về số giờ chiếu sáng hằng ngày. 
    • Chính vì vậy, tùy vào mức độ tiêu thụ điện hàng tháng mà người sử dụng có thể chọn lựa công suất phù hợp. Theo nhà sản xuất, người sử dụng cần khoảng 5 đến 6 năm để có thể hòa vốn, tức chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới. Tuy nhiên, so với những lợi ích mà nó đem lại thì con số này hoàn toàn hợp lý. 

     

    2. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có ưu điểm gì?

     

    2.1. Ưu điểm

     

    • Hệ thống không sử dụng ắc quy nên chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp Hệ thống, thao tác vận hành đơn giản. Dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống;
    • Tuổi thọ của hệ thống pin năng lượng mặt trời cao, công suất đỉnh ngõ ra của tấm pin bảo hành 25 năm;
    • Tiết kiệm chi phí điện năng, góp phần bảo vệ mội trường;
    • Hệ thống tự động ngưng hoạt động trong trường hợp điện lưới mất để đảm bảo an toàn cho lưới điện và người sử dụng;
    • Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới là giải pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả mà các hộ gia đình, doanh nghiệp không thể bỏ qua.
    • Thích hợp cho những khu vực có điện lưới ổn định, không sử dụng được ở những nơi không có lưới điện quốc gia.

     

    Lưu ý: Điện năng lượng mặt trời hòa lưới không hoạt động khi điện lưới mất điện. Sơ đồ đầu nối điện mặt trời hòa lưới như thế nào, tham khảo tại đây.

     

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới được thiết kế một cách thông minh. Điều này thể hiện ở đặc điểm sau: Khi điều kiện ánh sáng thuận lợi, số giờ nắng đạt tiêu chuẩn 4-5 giờ và tạo ra sản lượng điện tối đa mỗi ngày, hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng nguồn điện này. Nhờ đó, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho điện năng.

     

    Ngược lại, trong trường hợp ngày thiếu nắng, mây âm u hay mưa bão, hệ thống sẽ không thể tạo ra đủ nguồn điện để phục vụ nhu cầu. Lúc này, nó sẽ tự động kích hoạt chế độ sử dụng điện lưới quốc gia để bù vào phần còn thiếu. 

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

     

    Một hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động bền bỉ trong khoảng 30 năm. Đây là một con số không nhỏ cho một kế hoạch đầu tư cuộc sống “xanh”. Trong hệ thống này, công tơ hai chiều được sử dụng nhằm mục đích đo sản lượng tạo ra và định lượng nguồn điện dư thừa được hòa vào lưới điện. Do đó, bạn có thể tiết kiệm điện vừa tạo ra nguồn thu nhập nhờ việc bán điện.

     

    Hiện nay, rất nhiều gia đình, cơ quan, nhà xưởng,... sử dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Điều này có thể giải quyết tình trạng quá tải ở lưới điện quốc gia, nhất là khung giờ cao điểm hằng ngày hoặc vào những ngày thời tiết nắng nóng.

     

    Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt ngay trên mái nhà. Việc các tấm pin trải dài trên mái như vậy còn có thể giúp ngôi nhà được chống nóng, chống dột hiệu quả. Như vậy, ngôi nhà được bảo vệ khỏi những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên hệ thống điện mặt trời này.

     

    2.2. Cấu tạo

     

    Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời hòa lưới

     

    • Pin mặt trời: Pin mặt trời được sản xuất từ nguyên liệu silic. Trên bề mặt của nó có chứa một lượng lớn điốt quang, hoạt động như một cỗ máy chuyển đổi bức xạ thành điện năng. Phía trước, chúng được bảo vệ bởi các tấm kính trong suốt. Còn ở phía sau là một lớp nhựa. Bên cạnh đó, pin mặt trời còn được chia làm nhiều loại với hiệu suất làm việc khác nhau. Chính vì vậy, giá thành cũng có chút chênh lệch.
    • Bộ Inverter: Được xem là bộ phận quan trọng trong vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nhà sản xuất đã cho ra mắt hai loại inverter. Một là loại có thể lưu trữ điện trong trường hợp dư thừa, hai là dạng không có lưu trữ. Do đó, khi gia đình bạn không sử dụng hết điện năng được tạo ra, chúng sẽ hòa vào lưới điện quốc gia
    • Khung giá đỡ: Khi lắp đặt các thiết bị cho hệ thống điện mặt trời, cần sử dụng đến một khung giá đỡ chắc chắn. Diện tích khung được tính toán phù hợp để đảm bảo hệ thống đi vào sử dụng một cách suôn sẻ. Chất liệu sử dụng cho khung có khả năng chống gỉ sét và các tác nhân gây hại. 
    • Phụ kiện: Phụ kiện được sử dụng cho hệ thống điện năng lượng mặt trời là các dây dẫn, ống nối, dây cáp,... phục vụ cho việc chuyển tải điện. Do đó, phụ kiện chính là nơi kết nối các bộ phận lại với nhau, tạo ra một hệ thống hoạt động theo dây truyền.

     

    Bộ Inverter rất quan trọng đối với những hệ điện năng lượng hòa lưới, vì thế bài viết "inverter hòa lưới hàng nào tốt" có thể hữu ích

     

    3. Điều khiển hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới như thế nào?

     

    Điều khiển hệ thống điện mặt trời hòa lưới như thế nào là câu hỏi của nhiều người đang quan tâm tới sản phẩm này. Cụ thể như sau:

     

    • Bộ hòa lưới sẽ tự động ngắt các kết nối khi có chính sách cắt điện lưới. Việc này đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cả nhân viên bảo trì điện lưới. 
    • Hệ thống điện mặt trời sẽ kích hoạt chế độ ngủ đông khi trời tắt nắng và hoạt động lại vào sáng hôm sau khi có ánh nắng.
    • Bộ hòa lưới điện năng lượng mặt trời được điều khiển qua hệ thống giám sát từ xa để kiểm soát, phân tích sản lượng điện tạo ra và tiêu thụ mỗi ngày. Hệ thống này được cài đặt trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, laptop,... để dễ dàng sử dụng. 

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

     

    4. Nguyên lý hoạt động

     

    – Hệ thống sẽ chuyển hóa nguồn điện một chiều (DC) từ các tấm pin năng lượng mặt trời thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua bộ chuyển đổi điện nối lưới (inverter). Bộ chuyển đổi này được lập trình tự dò Điểm công suất cực đại (Maximum Power Point Tracker_MPPT) từ các tấm pin nhằm tối ưu điện năng nhận được từ năng lượng mặt trời.

     

    – Hệ thống sẽ đồng bộ pha và kết nối giữa điện mặt trời và điện lưới; trong đó, ưu tiên sử dụng điện mặt trời cung cấp trực tiếp cho tải. Cụ thể:

     

    • Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải thì tải sẽ tiêu thụ hoàn toàn điện từ hệ thống điện NLMT
    • Khi công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì tải sẽ lấy thêm lưới bù vào.
    • Khi công suất tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hòa lưới, lượng điện thừa sẽ đẩy lên công tơ điện và được công tơ điện 2 chiều ghi nhận.

     

    Nguyên lý hoạt động điện mặt trời hòa lưới

    Nguyên lý hoạt động điện mặt trời hòa lưới

     

    Lượng điện dư sẽ được điện lực mua lại. Đây cũng chính là hiệu quả nổi bật của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới. Chính vì vậy, sử dụng điện mặt trời không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng đáng đầu tư hiệu quả trong thời điểm hiện nay.​​​​​​ Đó chính là nguyên lý inverter hòa lưới chúng tôi muốn nói đến.

     

    Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc về hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Để tìm hiểu thêm về giá thành và đặt hàng, mời bạn đọc tham khảo tại Phúc Nguyễn Solar theo hai cách sau:

     

    CÔNG TY TNHH PHÚC NGUYỄN SOLAR

    Địa chỉ: 289 Nguyễn Đức Thuận, tổ 85 khu 6, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

    Điện thoại:  0906 811 933 - 0868 74 88 33

    Email: longnguyen@pnsolar.vn 

    Email: sale@phucnguyensolar.com

    Website: https://phucnguyensolar.com/

    >> Tham khảo: điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

     

    Bài viết khác
    INVERTER HÒA LƯỚI - BÁM TẢI LÀ GÌ?

    INVERTER HÒA LƯỚI - BÁM TẢI LÀ GÌ?

    là thiết bị chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ các tấm pin năng lượng mặt trời thành dòng điện xoay chiều (AC)...
    GIẢI PHÁP TIẾT GIẢM HÓA ĐƠN CHO HỘ SỬ DỤNG 2 CÔNG TƠ ĐIỆN

    GIẢI PHÁP TIẾT GIẢM HÓA ĐƠN CHO HỘ SỬ DỤNG 2 CÔNG TƠ ĐIỆN

    Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới giúp tiết giảm đáng kể hóa đơn tiền điện hàng tháng cho hộ gia đình sử dụng...
    Facebook
    zalo
    hotline
    0